Nội soi phổi để làm gì và những lưu ý quan trọng

Thứ sáu - 31/03/2023 10:32 783 0
Nội soi phế quản hay nhiều người vẫn gọi là nội soi phổi là một phương pháp thăm dò chức năng giúp đánh giá được các dấu hiệu bất thường bên trong đường dẫn khí phổi. Để đảm bảo an toàn sau nội soi, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

1. Nội soi phổi là gì? Có vai trò như thế nào?

Nội soi phổi hay còn gọi là nội soi phế quản. Khi thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ dùng một ống mềm nhỏ được gắn camera và nguồn sáng để đưa vào phế quản. Nhờ có camera, bác sĩ có thể quan sát rất rõ đường dẫn khí từ bên ngoài vào phổi, có thể kể đến như thanh quản, khí quản hay phế quản. Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định nội soi thông qua đường mũi hay đường miệng. 

Nội soi phổi có vai trò quan trọng trong việc xác định bệnh đường hô hấp

Nội soi phổi có vai trò quan trọng trong việc xác định bệnh đường hô hấp

Có 2 loại ống nội soi chuyên dụng khi thực hiện nội soi phế quản. Đó là:

 + Những trường hợp thường được sử dụng ống nội soi mềm: Thường được dùng với những đối tượng bệnh nhân cần đặt ống cung cấp oxy đường thở, lấy mẫu mô để tiến hành sinh thiết, rửa phổi, bơm thuốc điều trị vào phổi,... Loại ống này mềm mại, có thể đi tới những đường dẫn khí nhỏ nên được đánh giá rất cao và có thể hỗ trợ rất nhiều trong công tác chẩn đoán bệnh.  

+ Chỉ định nội soi bằng ống cứng với những trường hợp cần kiểm tra đường thở trên, trường hợp người bệnh cần hút lượng máu lớn hoặc dịch tiết hay dị vật trong phế quản hoặc cần thực hiện một số can thiệp khác ở phế quản. 

- Vai trò của nội soi phế quản: 

+ Kết quả nội soi phế quản giúp chẩn đoán một số bệnh lý về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, u phế quản,...

+ Nhờ nội soi phế quản, bác sĩ có thể lấy mẫu mô để thực hiện xét nghiệm, đánh giá tính chất của khối u, tiến triển của bệnh, mức độ lan rộng của khối u,... để lựa chọn phương pháp trị bệnh phù hợp. 

+Trong quá trình thực hiện nội soi, các bác sĩ cũng có thể giúp người bệnh lấy máu, loại bỏ dịch tiết, các dị vật,... tại vị trí này.

2. Những trường hợp được chỉ định nội soi phổi

Bác sĩ thường chỉ định nội soi phổi trong những trường hợp sau: 

- Những trường hợp bị ho ra máu

- Người bệnh ho lâu ngày, ho dai dẳng, thậm chí ho kéo dài trên 3 tháng mà không rõ nguyên nhân. 

Người bị ho lâu ngày cần được nội soi phổi

Người bị ho lâu ngày cần được nội soi phổi

- Các trường hợp bị hít phải khí độc, hóa chất. 

- Những trường hợp có dị vật trong đường thở. 

- Người có khối u ở phổi, hạch bạch huyết. 

- Trường hợp bị xẹp phổi, mắc bệnh mô kẽ phổi, nhiễm trùng phổi. 

- Đường thở bị nghẽn do chất dịch, đờm nhớt. 

- Các trường hợp đường thở hẹp và cần nong đường thở. 

- Người bị ung thư phổi đang cần điều trị. 

Trong khi đó, chống chỉ định với nội soi phổi với những đối tượng sau: 

- Người bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp tính với một số biểu hiện như đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim,... và một số biểu hiện nghiêm trọng khác.

- Những trường hợp có vấn đề về rối loạn chức năng đông máu: Tuy không chống chỉ định hoàn toàn với những trường hợp này nhưng cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện. Nguyên nhân là vì nội soi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, dẫn tới khó cầm máu và gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Trong trường hợp quyết định thực hiện, bác sĩ cần phải rất cẩn trọng trong từng thao tác và phải là kỹ thuật viên phải là người dày dặn kinh nghiệm. Lưu ý: Không nội soi sinh thiết cho những bệnh nhân bị rối loạn chức năng đông máu. 

- Ứ CO2: Những trường hợp này không chống chỉ định hoàn toàn nhưng nếu thực hiện nội soi cần lưu ý đặt nội khí quản và theo dõi chặt chẽ người bệnh trong quá trình thực hiện. 

- Nồng độ O2 thấp: Với những trường hợp này, chỉ nội soi phế quản khi thực sự cần thiết. Trước khi nội soi, cần bổ sung nồng độ oxy tối thiểu trên 65mmHg. 

- Hẹp khí quản: Những trường hợp này có thể bị bít tắc đường thở và gặp nguy hiểm nếu thực hiện nội soi do khí quản quá hẹp.

- Hen suyễn: Nếu cần thực hiện nội soi, người bệnh cần được kiểm tra và đánh giá tình trạng hẹn trước. Sau đó, nếu tình trạng bệnh ổn định mới có thể thực hiện nội soi. 

- Hội chứng tĩnh mạch chủ trên: Chống chỉ định với những trường hợp này để tránh nguy cơ chảy máu khi nội soi. 

- Trường hợp không hợp tác: Cần thực hiện gây mê toàn thân trước khi nội soi.

3. Một số lưu ý khi nội soi phổi 

- Sau khi thực hiện nội soi phổi, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tuyệt đối không hoạt động mạnh ngay sau khi nội soi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Người bệnh cần nghỉ ngơi sau khi thực hiện nội soi

Người bệnh cần nghỉ ngơi sau khi thực hiện nội soi

- Nếu sau khi nội soi có hiện tượng ho ra máu (nhiều hơn 30ml máu), khó thở và sốt cao trong vòng 24h, người bệnh cần quay lại cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. 

- Thông thường, sau khi nội soi, bệnh nhân thường cảm thấy hơi khó chịu cổ họng, có cảm giác rát họng và hơi đau,...

- Nội soi phế quản là thủ thuật an toàn nhưng vẫn tồn tại những nguy cơ rủi ro nhất định như khó thở, chảy máu, khàn tiếng,...

- Thông thường kết quả nội soi sẽ có trong ngày. Với những trường hợp sinh thiết, cần chờ kết quả lâu hơn, khoảng 2 đến 4 ngày. 

Nếu có những biểu hiện bất thường, bệnh nhân không nên chần chừ mà nên đi khám sớm. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định nội soi phế quản hay không.

Cần lựa chọn cơ sở y tế đáng tin cậy để thăm khám và điều trị các bệnh về phổi

Cần lựa chọn cơ sở y tế đáng tin cậy để thăm khám và điều trị các bệnh về phổi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Đường dây nóng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay406
  • Tháng hiện tại53,233
  • Tổng lượt truy cập1,827,121
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây