Dấu hiệu rối loạn nhịp tim ở người bệnh COPD

Thứ sáu - 18/08/2023 09:40 232 0
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý thường gặp, tỷ lệ mắc cao và tỷ lệ tử vong tăng dần theo tuổi. Nhiều nguy cơ của người bệnh COPD có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim, suy hô hấp...
Dấu hiệu rối loạn nhịp tim ở người bệnh COPD

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) vào năm 2020 có khoảng 300 triệu người mắc bệnh COPD trên toàn cầu. Bệnh là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Trong các nguyên nhân gây tử vong ở người bệnh COPD thì rối loạn nhịp tim là một trong những nguyên nhân chính. Ước tính tỷ lệ bệnh lý tim mạch của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm từ 24 - 33%, còn tỷ lệ rối loạn nhịp tim khoảng 4,7 - 15%. Khi đó sẽ tăng nguy cơ tử vong lên 2 - 3 lần so với những người bệnh không mắc.

Nguy cơ rối loạn nhịp tim ở người bệnh COPD

Rối loạn nhịp tim là tình trạng bất thường về điện học của tim, có thể là bất thường về tạo nhịp hoặc bất thường về dẫn truyền điện học của tim. Nhịp tim bình thường ở trạng thái nghỉ từ 60 – 90 lần/phút. Các rối loạn nhịp tim có thể gặp như: Nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh nhĩ đa ổ, nhịp nhanh kịch phát trên thất, nhịp nhanh thất, rung nhĩ...

Nhiều nguy cơ của người bệnh COPD có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim như: Suy hô hấp (có thể do thiếu oxy máu hoặc do tăng khí CO2 máu), độ tuổi, tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào, sử dụng thuốc điều trị COPD (thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn Salbutamol, Theophilin (Theostate), chức năng phổi quá kém (FEV1 thấp). Những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch từ trước như nhồi máu cơ tim, suy tim... Rối loạn điện giải, rối loạn mỡ máu, các bệnh lý tuyến giáp (Basedow, cường giáp).

Thăm dò nào giúp phát hiện rối loạn nhịp tim ở người bệnh COPD? - Ảnh 2.

Nhiều nguy cơ của người bệnh COPD có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim.

Dấu hiệu rối loạn nhịp tim ở người bệnh COPD

Vì có nhiều loại rối loạn nhịp tim, do đó tùy vào từng loại rối loạn nhịp tim sẽ có các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, một số dấu hiệu sau đây có thể gợi ý bị rối loạn nhịp tim. Cảm giác hồi hộp đánh trống ngực, đặc biệt là sau khi xúc động và gắng sức. Cảm giác khó thở, khó chịu ở vùng ngực, một số trường hợp có thể đau ngực, đau ngực tại vùng trước tim, đau tăng lên khi vận động, đi lại. Cảm giác tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, đỏ bừng mặt... Nặng hơn một số trường hợp có thể xuất hiện ngất xỉu.

Câu hỏi của nhiều người bị bệnh COPD là tôi phải làm kỹ thuật nào để giúp chẩn đoán rối loạn nhịp tim? Thực tế cho thấy nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, đặc biệt là rối loạn nhịp tim ở người bệnh COPD là rất cao, do đó cần phát hiện sớm và hạn chế các nguy cơ để có thể điều trị kịp thời.

Những bệnh nhân COPD phải tái khám định kỳ hàng tháng. Người bệnh COPD cần làm điện tim đồ 3 tháng/lần và các siêu âm tim, holter điện tim, điện tim gắng sức... nếu nghi ngờ bệnh lý tim mạch, cần đánh giá các rối loạn điện giải, mỡ máu... nếu có dấu hiệu nghi ngờ.

Đo chức năng hô hấp 3 tháng/lần. Hơn nữa người bệnh tuyệt đối không được hút thuốc lá, cần dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, không được tự ý tăng liều thuốc hoặc lạm dụng thuốc, đặc biệt là các thuốc giãn phế quản và kháng sinh (vì một số nhóm thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng tới nhịp tim nếu dùng lâu dài).

Tóm lại:

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một loại bệnh gây tàn phế trên hai lá phổi, dần dần sẽ làm bệnh nhân khó thở… Theo GOLD 2020, COPD có triệu chứng hô hấp và giới hạn luồng khí dai dẳng do bất thường ở đường thở hoặc phế nang, thường do phơi nhiễm các phân tử hoặc các khí độc hại, mà trong đó khói thuốc lá, thuốc lào đóng vai trò hàng đầu.

Không khí đi vào cơ thể qua mũi, miệng, thanh quản, khí quản. Sau đó sẽ chia ra các con đường dẫn khí nhỏ hơn là phế quản, cuối cùng dẫn đến các buồng trao đổi oxy và CO2, chính là các phế nang.

Những ghi nhận cho thấy, bệnh nhân đợt cấp COPD cũng có thể gặp phải trường hợp loạn nhịp tim, sẽ có những ảnh hưởng khác đến tim mạch như: Nhịp nhanh nhĩ đa ổ, ngoại tâm thu các loại. Biến chứng tim mạch là biến chứng hay gặp đối với những bệnh nhân mắc COPD, có tiên lượng xấu và những biểu hiện lâm sàng rất nguy hiểm. Vì vậy, suy tim ở bệnh nhân COPD cần được đánh giá và điều trị phù hợp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Đường dây nóng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay627
  • Tháng hiện tại12,780
  • Tổng lượt truy cập998,505
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây