5 lời khuyên về dùng thuốc ở người cao tuổi

Thứ năm - 21/03/2024 14:41 55 0
Người cao tuổi có xu hướng sử dụng nhiều loại thuốc hơn, làm tăng nguy cơ tương tác bất lợi và tác dụng phụ của thuốc… Vậy làm sao để dùng thuốc an toàn ở lứa tuổi này?

Khi tuổi cao, chúng ta cần đặc biệt cẩn thận khi dùng các loại thuốc kê đơn, không kê đơn, thuốc thảo dược và chất bổ sung. Điều này là do người cao tuổi có xu hướng sử dụng nhiều thuốc hơn, làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ có hại và tương tác thuốc. Ngoài ra, những thay đổi về thể chất liên quan đến lão hóa, có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý thuốc và cách thuốc hoạt động trong cơ thể…

Ví dụ, gan và thận ở người cao tuổi có thể không hoạt động tốt như ở người trẻ tuổi, sẽ ảnh hưởng đến cách thuốc phân hủy và thải trừ khỏi cơ thể. Theo FDA, ngay cả những loại thuốc có tác dụng tốt với một người khi còn trẻ và trung niên, cũng có thể cần được điều chỉnh hoặc thay đổi khi tuổi cao.

Một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp việc dùng thuốc ở lứa tuổi này an toàn và hiệu quả hơn:

1. Người cao tuổi cần uống thuốc theo quy định

DÙNG THUỐC ĐÚNG CÁCH NHƯ THẾ NÀO?

Người cao tuổi cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.

Loại thuốc tốt nhất trên thế giới cũng chỉ có tác dụng và hiệu quả khi được dùng đúng cách. Do đó, người bệnh cao tuổi cần uống thuốc theo hướng dẫn trên nhãn thuốc, dược sĩ và/hoặc hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Ví dụ, các loại thuốc điều trị các bệnh mạn tính như huyết áp cao, cholesterol cao và tiểu đường… chỉ có tác dụng khi được dùng thường xuyên và theo chỉ dẫn. Không được bỏ liều hoặc ngừng dùng thuốc theo quy định mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước.

Không dùng thuốc theo quy định có thể dẫn đến bệnh nặng hơn, thậm chí có thể phải nhập viện và tử vong.

Thuốc kháng sinh là một ví dụ điển hình về vấn đề này. Nhiều loại thuốc kháng sinh phải được sử dụng trong thời gian đầy đủ theo quy định (thường từ 5-7 ngày hoặc hơn), ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất. Nếu ngừng thuốc trước khi hoàn thành liệu trình đầy đủ này, có nguy cơ khiến nhiễm trùng quay trở lại ở dạng mạnh hơn, kháng thuốc hơn.

Bạn cũng nên tránh dùng thuốc được kê đơn cho người khác. Bởi khi các bác sĩ lên kế hoạch dùng thuốc (kê đơn) cho một người, có tính đến các tác dụng phụ tiềm ẩn và tương tác thuốc. Dùng thuốc theo toa của người khác có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn hoặc phản ứng nguy hiểm.

2. Bảo quản thuốc đúng cách

Bảo quản thuốc đúng cách giúp thuốc luôn an toàn và hiệu quả. Hầu hết các loại thuốc được bảo quản tốt nhất ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh để thuốc tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc quá lạnh. Ví dụ, không để thuốc trong ô tô vào mùa hè hoặc mùa đông. Đồng thời, cất giữ thuốc ở nơi xa tầm tay trẻ em (vì chúng có thể vô tình uống phải gây nguy hiểm).

Hãy nhớ kiểm tra ngày hết hạn của thuốc và loại bỏ thuốc hết hạn kịp thời. Thuốc hết hạn có thể không có tác dụng hiệu quả hoặc thực sự gây hại, nhưng những người mắc bệnh nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng có thể có nguy cơ bị tổn hại cao hơn do thuốc hết hạn.

CÁCH SẮP XẾP VÀ BẢO QUẢN THUỐC | TTYT HUYỆN BÌNH ĐẠI

Để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát và xa tầm với của trẻ.

3. Chú ý đến các tương tác thuốc và tác dụng phụ tiềm ẩn

Tương tác thuốc xảy ra khi một chất nào đó được đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của thuốc, gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Những tương tác này không chỉ giới hạn ở thuốc kê đơn. Các loại thuốc không kê đơn, thuốc thảo dược và thuốc bổ sung cũng có thể gây ra tương tác thuốc.

Ngay cả những thực phẩm và đồ uống thông thường cũng có thể gây ra tương tác nghiêm trọng với thuốc. Ví dụ, nước ép bưởi có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các thông tin về tương tác thuốc có ở nhãn thuốc hoặc bác sĩ/ dược sĩ có thể giúp bạn tránh được các bất lợi này.

Một số loại thuốc cũng có thể gây ra tác dụng phụ tương tự như các vấn đề sức khỏe khác, như khó khăn về trí nhớ, chóng mặt và buồn ngủ… Do đó, người bệnh nên thảo luận về bất kỳ tác dụng phụ nào với bác sĩ điều trị, để nhận biết, phòng ngừa và điều trị thích hợp (khi cần).

4. Giữ danh sách thuốc đang sử dụng

Người cao tuổi nê viết ra tất cả các loại thuốc bạn đang dùng có thể giúp bạn theo dõi liều lượng và phát hiện bất kỳ tương tác thuốc tiềm ẩn nào. Danh sách này phải bao gồm tên của các thuốc đang dùng, bao gồm cả thuốc không kê đơn, vitamin và chất bổ sung.

Danh sách này phải được hiển thị cho tất cả các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm các nhà trị liệu vật lý và nha sĩ... Tốt nhất, người cao tuổi nên giữ một bản ở nhà và một bản khác bên mình mọi lúc.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Đường dây nóng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay4,019
  • Tháng hiện tại148,621
  • Tổng lượt truy cập984,510
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây