Thời gian ủ bệnh của lao phổi là bao lâu và các biểu hiện thường gặp

Thứ sáu - 02/06/2023 10:10 426 0
Lao phổi là một bệnh lý truyền nhiễm có tỷ lệ mắc khá cao ở Việt Nam. Bệnh do trực khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Không chỉ dừng lại ở phổi, các cơ quan khác như não, xương, thận,... cũng có thể bị lao. Thời gian đầu khi nhiễm phải virus, nó sẽ không biểu hiện triệu chứng ra ngay mà sẽ ủ bệnh trong người khoảng một thời gian. Vậy thời gian ủ bệnh của lao phổi là trong bao lâu?

1. Nguyên nhân mắc bệnh lao là do đâu?

Vi khuẩn lao có tên khoa học Mycobacterium tuberculosis chính là nguyên nhân gây ra bệnh lao. Nó có thể xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh ở nhiều cơ quan như phổi, màng phổi, thận, màng tim, thanh quản, cơ xương khớp, màng não, tai giữa, màng bụng (lao hạch, lao phúc mạc, lao ruột),... Trong đó lao phổi là loại hay gặp nhất, những trường hợp bị lao ở cơ quan khác được gọi chung là lao ngoài phổi.

Khi bệnh nhân lao phổi nói chuyện, ho, hắt hơi,... làm bắn nước bọt, dịch tiết trong đường hô hấp ra bên ngoài khiến người xung quanh vô tình hít phải thì cũng sẽ bị nhiễm vi khuẩn lao. Khác với lao phổi, lao ngoài phổi không có khả năng lây nhiễm sang người khác.

 Lao phổi là một bệnh lý truyền nhiễm có tỷ lệ mắc khá cao ở Việt Nam

Lao phổi là một bệnh lý truyền nhiễm có tỷ lệ mắc khá cao ở Việt Nam

Một số trường hợp sau khi nhiễm phải vi khuẩn lao lần đầu bệnh đã có thể xuất hiện triệu chứng ngay. Nhưng cũng có những người sau mắc lại chỉ mới ở giai đoạn ủ bệnh và phải một thời gian sau (vài tuần, vài tháng, vài năm hay nhiều năm sau) mới diễn tiến thành thể lao hoạt động với nhiều triệu chứng lâm sàng điển hình.

2. Biểu hiện thường gặp của lao phổi

Khi lao phổi đang trong giai đoạn tiềm ẩn thì sẽ không có biểu hiện lâm sàng nào, nếu có cũng sẽ rất ít và không điển hình. Chính vì vậy để phát hiện bệnh trong thời gian này là rất khó.

Khi mắc lao phổi hoạt động, bệnh nhân thường sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Ho có đờm màu trắng;

  • Có khi ho khan và bệnh nhân ít khi để ý đến tình trạng ho và không biết mình bị ho từ khi nào. Nếu người bệnh bị ho kéo dài không khỏi, sốt nhẹ về chiều trên 3 tuần thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện xét nghiệm tìm trực khuẩn lao và chụp X-quang phổi kiểm tra tổn thương ở cơ quan này;

  • Ho ra máu;

  • Khó thở thường xuyên, khi khám phổi phát hiện ran ẩm và ran nổ ở khu vực bị thương tổn.

3. Thời gian ủ bệnh của lao phổi

Ở những người khỏe mạnh khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch có thể chống chọi và tiêu diệt loại vi khuẩn này. Do đó nhiều người khi nhiễm lao nhưng lại chưa biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào được gọi là lao tiềm ẩn. Những bệnh nhân vi khuẩn lao phát triển mạnh và bộc lộ biểu hiện sớm rất có thể là do người đó có sức đề kháng yếu, triệu chứng bệnh rõ ràng hơn và đây được coi là thể lao hoạt động.

Rất nhiều người đều có chung một thắc mắc không biết thời gian ủ bệnh của lao phổi là trong bao lâu. Điều này rất khó để dự đoán vì chúng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác, ví dụ như độ tuổi, thể trạng của người bệnh, hay bệnh lý nền kèm theo.

Mycobacterium tuberculosis là vi khuẩn gây lao phổi

Mycobacterium tuberculosis là vi khuẩn gây lao phổi

Nhìn chung thời gian ủ bệnh lao phổi có thể diễn ra trong vòng từ 4 - 12 tuần, đôi khi nó có thể kéo dài khoảng vài năm hay thậm chí là rất nhiều năm sau đó. Chính vì vậy nếu bạn có tiền sử phơi nhiễm với vi khuẩn lao hoặc nhận thấy cơ thể đang xuất hiện các triệu chứng bất thường nghi ngờ mắc lao phổi thì hãy đi khám để được chẩn đoán, xác định bệnh ngay từ sớm.

Ở những trường hợp bị suy giảm hệ miễn dịch thì thời gian ủ bệnh của lao phổi thường ngắn hơn nhiều so với những người khỏe mạnh. Do đó đây là nhóm đối tượng nên cần chú ý theo dõi và chăm sóc sức khỏe khi có những dấu hiệu lạ.

4. Những đối tượng dễ bị tiến triển thành lao phổi hoạt động

Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu thì vi khuẩn lao sẽ nhân cơ hội đó để phát triển và trở thành thể lao hoạt động. Do đó những bệnh nhân có sức đề kháng yếu thuộc các nhóm dưới đây cần hết sức lưu ý:

  • Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, người già;

  • Người bị HIV/AIDS;

  • Người bị bệnh thận, tiểu đường, ung thư;

  • Người bị suy dinh dưỡng hoặc thể chất yếu;

  • Người đang điều trị bệnh khiến hệ miễn dịch suy giảm (ví dụ như xạ trị, hóa trị trong ung thư);

  • Người ghép tạng hoặc phải dùng thuốc ức chế miễn dịch;

  • Người lạm dụng chất kích thích, bia rượu, thuốc lá, ma túy,...

Những đối tượng bệnh nhân này khi phơi nhiễm với vi khuẩn lao hoặc có các triệu chứng cảnh báo nguy cơ mắc bệnh thì cần đi khám và điều trị ngay từ sớm, trước khi bệnh gây ra biến chứng nguy hiểm.

5. Những điều cần làm khi bị nhiễm lao

Chính vì tính chất diễn tiến trong âm thầm của thể lao tiềm ẩn nên người bệnh rất khó để phát hiện ra rằng mình đã bị lao phổi. Do đó nếu bạn đã tiếp xúc với bệnh nhân bị lao và nghi ngờ bản thân có thể đã nhiễm bệnh thì hãy áp dụng ngay những biện pháp sau:

  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác;

  • Ở phòng riêng nhưng vẫn đảm bảo sự sạch sẽ, thoáng mát và thông gió;

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn;

  • Ho khạc đúng chỗ, khăn giấy lau chứa dịch tiết cơ thể cần được vứt vào thùng rác và buộc kín;

  • Đi khám và làm xét nghiệm lao trong máu hoặc lao qua da để được xác định có nguy cơ bị lao hay không.

Hãy đi khám sớm nếu cơ thể bạn có các dấu hiệu của lao phổi

Hãy đi khám sớm nếu cơ thể bạn có các dấu hiệu của lao phổi

Nhìn chung không phải ai khi bị mắc bệnh lao đều bộc lộ ngay triệu chứng của bệnh. Vi khuẩn lao có thể tồn tại suốt đời trong cơ thể bệnh nhân và có những trường hợp lao không bao giờ phát bệnh. Cho dù ở trong trường hợp nào thì khi có tiền sử phơi nhiễm với vi khuẩn lao hoặc có các triệu chứng cảnh báo bệnh, bạn vẫn nên đi khám càng sớm càng tốt.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Đường dây nóng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay834
  • Tháng hiện tại834
  • Tổng lượt truy cập986,559
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây