Co thắt phế quản là gì? Phương án điều trị và phòng ngừa

Thứ sáu - 21/04/2023 14:46 259 0
Tình trạng co thắt phế quản có tác động xấu đến hoạt động trao đổi không khí ở phổi. Điều này sẽ làm cho việc hít thở khó khăn hơn. Chính vì vậy, những người gặp phải tình trạng này cần phải điều trị sớm để hạn chế việc bị thiếu oxy hoặc có những biến chứng nguy hiểm sau này.

1. Co thắt phế quản là gì?

Đối với các hoạt động hít thở thông thường, không khí từ môi trường bên ngoài sẽ đi qua đường hô hấp trên đến khí quản. Sau đó, không khí sẽ đi đến các nhánh phế quản nhỏ hơn và vào tới tận phế nang. Ống phế quản với cấu tạo theo dạng phân nhánh nhằm đưa không khí đi đến hai lá phổi. Nhờ đó, không khí sẽ được chia nhỏ và phổi có thể trao đổi khí tối đa. 

Co thắt phế quản có tác động không tốt đến việc hít thở

Co thắt phế quản có tác động không tốt đến việc hít thở

Co thắt phế quản chính là tình trạng các cơ nằm ở xung quanh cơ quan này bị co thắt. Điều này khiến đường thở trở nên hẹp hơn. Kéo theo đó, việc hít thở và trao đổi không khí cũng sẽ trở nên khó khăn hơn. 

Những người bị co thắt vùng phế quản thường có triệu chứng bị căng tức vùng ngực và cảm thấy khó thở. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải những triệu chứng như sau:

  • Thở khò khè.
  • Thường xuyên thấy mệt mỏi.
  • Đau thắt vùng ngực.
  • Ho nhiều hơn.

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà phế quản có thể tiết nhiều dịch nhầy và khiến cho cơn ho trở nên trầm trọng hơn. 

2. Những nguyên nhân khiến phế quản co thắt

Tình trạng co thắt phế quản có thể là triệu chứng nhận diện của các loại bệnh lý sau đây:

2.1. Bệnh hen suyễn

Đây là một dạng bệnh mạn tính thường xuất hiện khi đường dẫn khí bị tác động, kích thích gây viêm và làm co thắt các cơ hô hấp ở xung quanh. Bệnh hen suyễn dị ứng tương đối phổ biến, thường thấy ở những người có cơ địa dễ bị dị ứng khiến phế quản bị co thắt khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng ở ngoài môi trường. 

Co thắt phế quản có thể là biểu hiện của bệnh hen suyễn

Co thắt phế quản có thể là biểu hiện của bệnh hen suyễn

2.2. Bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản cấp tính thường phát triển từ nhiễm trùng đường hô hấp hoặc cảm lạnh nếu không được điều trị. Những biểu hiện của bệnh thường kéo dài và có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần. Sau đó, viêm phế quản có thể phát triển thành bệnh lý mạn tính. Tình trạng co thắt phế quản chính là một triệu chứng khá phổ biến đối với những trường hợp bị viêm phế quản. 

2.3. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Dạng bệnh lý này thường sẽ phát triển nặng theo thời gian. Điều này sẽ khiến cho đường thở của người bệnh hẹp dần và gây nên tình trạng co thắt ở phế quản cùng nhiều triệu chứng khác như ho, bị khó thở, có đờm,...

2.4. Bệnh khí phế thũng

Đây là một biến chứng của phổi tắc nghẽn mạn tính gây nên do tình trạng ứ khí lâu dài ở bên trong phế nang. Lâu dần, các phế nang này sẽ giãn rộng ra và cuối cùng làm hình thành các kén khí ở bên trong phổi.

Đối với việc chẩn đoán và điều trị tình trạng phế quản bị co thắt thì việc xác định đúng nguyên nhân bệnh lý là cực kỳ quan trọng. Chính vì vậy, khi bạn bắt đầu xuất hiện những biểu hiện đáng nghi thì nên tìm đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp hơn. 

Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để có phương án điều trị tốt nhất

Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để có phương án điều trị tốt nhất

3. Cách thức điều trị 

Các bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng mà người bệnh hiện đang có, khai thác chi tiết tiền sử dị ứng - hen suyễn và kết hợp với một vài xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây nên tình trạng co thắt phế quản. Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất với tình trạng của bệnh nhân, cụ thể:

  • Do hen suyễn: Bệnh nhân cần được sử dụng các loại thuốc có khả năng làm giãn phế quản nhằm giảm tình trạng co thắt và tránh các biến chứng. 
  • Do viêm phế quản cấp tính: Bệnh nhân thường được kê đơn steroid dạng hít nhằm làm thuyên giảm tình trạng co thắt và hẹp đường thở. Thuốc có tác dụng khá nhanh, tuy nhiên không nên sử dụng nhiều trong thời gian dài để tránh các tác dụng phụ như huyết áp cao hay làm yếu xương,...
  • Do nhiễm khuẩn: Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị.
  • Do viêm phế quản mạn tính: Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh và long đờm để điều trị, kết hợp với đó là các thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm Corticoid cho từng trường hợp. Bệnh nhân cũng sẽ được tư vấn các liệu pháp phục hồi hô hấp như các bài tập đơn giản, sử dụng nguyên liệu tự nhiên như gừng, mật ong,... 
  • Do khí phế thũng: Một số loại thuốc giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm triệu chứng sẽ được chỉ định sử dụng, ví dụ như kháng sinh, thuốc steroid,... kết hợp với các liệu pháp phục hồi chức năng hô hấp. Với trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp bằng liệu pháp oxy nhằm đảm bảo lượng oxy ở trong máu.

Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân điều trị bằng thuốc uống

Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân điều trị bằng thuốc uống

  • Do COPD: Có thể điều trị bằng thuốc hoặc thở oxy. Những trường hợp nặng hơn có thể phải tiến hành giải phẫu ghép phổi. 

Khi điều trị, người bệnh cần được theo dõi tình hình sức khỏe và những tác dụng phụ có thể gặp phải. Bệnh nhân cũng cần phải đến bệnh viện kiểm tra thường xuyên, đặc biệt nếu tình trạng co thắt không có dấu hiệu thuyên giảm. 

4. Biện pháp phòng ngừa bệnh

Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa được tình trạng co thắt phế quản cùng những bệnh lý có liên quan với những phương pháp sau đây:

4.1. Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng

Bạn cần phải xác định được tác nhân gây dị ứng với mình là gì để phòng tránh. Nếu cần thiết, bạn có thể đến gặp bác sĩ để làm xét nghiệm kiểm tra và tìm ra dị nguyên một cách chính xác nhất. Đây cũng là phương án được khuyến khích nhằm tránh tình trạng co thắt ở phế quản vô cùng nguy hiểm. 

4.2. Uống nhiều nước

Đây là cách đơn giản nhất nhằm làm lỏng các dịch nhầy tích tụ ở bên trong và làm giảm tình trạng co thắt ở vùng phế quản. Tuy nhiên, nếu bạn uống nhiều nước khi phế quản bị co thắt nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm. 

4.3. Tránh xa khói bụi và khói thuốc

Có thể, đây không phải là những nguyên nhân gây nên tình trạng co thắt ở phế quản nhưng lại là những yếu tố không tốt cho hệ hô hấp. Chúng có thể kích thích và tăng rủi ro xuất hiện các biến chứng vô cùng nguy hiểm cho bệnh nhân.

4.4. Tiêm vắc xin phòng các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp

Theo khuyến cáo, mỗi người nên tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mỗi năm. Thời điểm tiêm thích hợp là trước mùa dịch khoảng 1 - 2 tuần. Đối với những người già, người có hệ miễn dịch yếu hoặc đang gặp các vấn đề về phổi mạn tính thì càng phải tiêm phòng đều đặn. Trong đó, bạn nên ưu tiên tiêm vắc xin phòng virus cúm và vắc xin phòng phế cầu khuẩn.

Tiêm vắc xin chính là biện pháp phòng bệnh tốt nhất bạn cần lưu ý

Tiêm vắc xin chính là biện pháp phòng bệnh tốt nhất bạn cần lưu ý

Để có được kết quả chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh lý, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín. Bệnh viện Phổi Thái Bình là bệnh viện chuyên khoa hô hấp hàng đầu tuyến tỉnh là đơn vị y tế được rất nhiều người tin tưởng và lựa chọn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Đường dây nóng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay5,307
  • Tháng hiện tại139,974
  • Tổng lượt truy cập975,863
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây