Triệu chứng ho lao và cách phòng ngừa bệnh

Thứ năm - 09/03/2023 09:31 276 0
Ho lao hay còn được gọi là bệnh lao phổi. Bệnh do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis xâm nhập và tấn công vào phổi gây ra. Nếu không phát hiện sớm các triệu chứng ho lao và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và lây lan trong cộng đồng.

1. Nhận biết các triệu chứng ho lao 

 

Vi khuẩn Tuberculosis có thể tấn công bất cứ bộ phận nào của cơ thể. Tuy nhiên, đây là một loại vi khuẩn ái khí nên rất yêu thích môi trường có nhiều oxy. Do đó, nó thường cư trú tại phổi. 

Lao phổi do vi khuẩn Tuberculosis

Lao phổi do vi khuẩn Tuberculosis

Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm và thường mất rất nhiều thời gian để điều trị. Chính vì thế, nhận biết sớm các biểu hiện bệnh sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn, nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng sống cho người bệnh. 

Dưới đây là một số triệu chứng ho lao phổ biến:

- Ho và khạc đờm kéo dài: Đây là biểu hiện rất thường gặp của những bệnh liên quan đến phổi cấp và mạn tính. Nếu ho và khạc đờm kéo dài trên 3 tuần, đã dùng các loại thuốc điều trị mà không giảm ho, thì bạn cần phải tầm soát lao phổi.

- Ho ra máu: Nếu do những bệnh lý thông thường, bệnh nhân chỉ có biểu hiện ho mà không khạc ra máu. Tình trạng ho ra máu khá phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh lao phổi. Đây là một biểu hiện cảnh báo bên trong đường hô hấp đang xảy ra những tổn thương nghiêm trọng dẫn đến chảy máu. 

Ho kéo dài có thể là triệu chứng ho lao

Ho kéo dài có thể là triệu chứng ho lao

- Đau ngực, khó thở: Khi ho nhiều, phế quản sẽ bị ức chế, dẫn tới khó thở đau ngực. Trong trường hợp phổi đang bị tổn thương thì hoạt động trao đổi khí sẽ gặp nhiều khó khăn hơn và người bệnh sẽ cảm nhận rõ hơn về những cơn đau ngực, khó thở. 

- Gầy, sụt cân: Đây là biểu hiện của nhiều vấn đề nghiêm trọng, trong đó bao gồm bệnh ho lao. Do đó, nếu bạn sụt cân không rõ nguyên nhân, đã bổ sung dinh dưỡng nhưng cân nặng vẫn giảm thì có thể nghĩ đến bệnh lao. 

- Sốt về chiều: Những người mắc bệnh lao phổi có thể bị sốt nhẹ hoặc gai lạnh, nhất là vào lúc chiều tối, những cơn sốt nhẹ này có thể kéo dài trong nhiều ngày. Chính vì thế, nếu cơ thể bị sốt và kèm theo những triệu chứng như ho, khạc đờm, ho ra máu,... thì bạn cần nghĩ tới bệnh lao phổi. 

- Đổ mồ hôi đêm: Người mắc bệnh lao ho nhiều và sốt dẫn tới mất ngủ. Đặc biệt, bệnh nhân còn bị đổ mồ hôi đêm. Đây cũng là một trong những triệu chứng rất thường gặp của bệnh lao. 

- Mệt mỏi, chán ăn: Bệnh nhân mắc ho lao hay cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, luôn cảm thấy thiếu năng lượng và chỉ muốn nằm nghỉ ngơi. 

2. Phương pháp chẩn đoán bệnh ho lao

Không phải tất cả các bệnh nhân mắc lao đều gặp phải những triệu chứng ho lao kể trên. Đây cũng là các triệu chứng có thể gặp phải ở một số bệnh lý khác. Do đó, để chẩn đoán bệnh một cách chính xác, ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như sau: 

- Xét nghiệm Mantoux: Là phương pháp tiêm dưới da để tìm

bệnh lao. Các bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ tuberculin ở dưới da bên trong cánh

tay. 

+ Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính: Người bệnh cần thực

hiện xét nghiệm lần 2 trong khoảng từ 2 đến 3 tháng sau đó. Vì sau khi tiếp xúc

với vi khuẩn lao, hệ thống miễn dịch của cơ thể cần mất vài tuần để bắt đầu có

phản ứng. Nếu kết quả lần xét nghiệm thứ 2 vẫn là âm tính thì bạn có thể hoàn

toàn yên tâm mình không nhiễm bệnh. 

+ Nếu kết quả xét nghiệm lần 2 là dương tính nghĩa là đã

nhiễm vi trùng lao: Đối với những trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện

thêm các phương pháp khám lâm sàng và cận lâm sàng để đưa ra chẩn đoán chính

xác về bệnh cũng như mức độ, tình trạng bệnh. 

Chụp X-quang để nhận biết rõ tổn thương phổi

Chụp X-quang để nhận biết rõ tổn thương phổi

- Xét nghiệm Quantiferon: Mẫu xét nghiệm là máu đường tĩnh mạch của người bệnh. Kết

quả xét nghiệm sẽ cho biết về phản ứng của hệ thống miễn dịch kháng lại vi khuẩn

lao như thế nào.

- Xét nghiệm Gene Xpert: Không chỉ giúp chẩn đoán có nhiễm bệnh hay không, kết quả của xét nghiệm này còn cho biết số lượng vi khuẩn và xác định người bệnh có thuốc dạng lao kháng thuốc hay không.

- Cấy Lao MGIT: Thường cho kết quả trong khoảng 10 ngày trong môi trường loãng, với môi trường đặc thì quá trình nuôi cấy có thể mất từ 6 đến 8 tuần mới cho kết quả. Với kết quả nuôi cấy vi khuẩn lao trong môi trường đặc biệt này, có thể xác định chắc chắn người bệnh có nhiễm lao hay không.

- Chụp X-quang phổi, chụp CT phổi: Để thấy rõ những tổn thương và xác định lao phổi có đang tiến triển hay không chẳng hạn như những nốt thâm nhiễm, xơ hang,...

- Xét nghiệm AFB: Các trường hợp nghi ngờ mắc lao đều cần thực hiện xét nghiệm soi đờm trực tiếp 2 đến 3 mẫu.

Lao phổi AFB dương tính khi:

  •    Có ít nhất 2 mẫu đờm khác nhau dương tính.
  •    Một mẫu đờm dương tính và xác định có tổn thương lao trên kết quả chụp X-quang phổi.
  •    Một mẫu đờm AFB dương tính và kết quả nuôi cấy cũng dương tính.

+ Xét nghiệm AFB âm tính khi:

Thực hiện xét nghiệm đờm AFB 2 lần, mỗi lần cách nhau trong thời gian 3 tuần và cho kết quả âm tính. Kết quả chụp X-quang cho thấy tổn thương lao đang tiến triển. Kết quả nuôi cấy vi trùng lao dương tính.

Người bệnh cũng cần lưu ý: Không nên quá hoang mang và lo lắng nếu kết quả xét nghiệm lao phổi là dương tính. Một số trường hợp mới nhiễm thì vi trùng lao phổi thường chưa phát triển. Tuy nhiên, điều này cho thấy, bạn vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh lao phổi trong tương lai. Do đó, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

3. Bệnh ho lao gây ra những biến chứng nguy hiểm như thế nào?

Nếu không nhận biết sớm các triệu chứng ho lao và điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như sau: 

- Tràn dịch, tràn khí màng phổi: Nếu tràn dịch và tràn khí quá nhiều sẽ ép phổi lại, thu hẹp thể tích phổi dẫn tới không thể cung cấp đủ khí. Do đó, người bệnh sẽ dễ bị ngạt thở, tử vong. Những trường hợp này cần được xử lý càng sớm càng tốt. 

- Lao thanh quản: Khi gặp phải biến chứng lao thanh quản, bệnh nhân thường có biểu hiện khàn tiếng, khó nuốt, hay bị đau tai, có biểu hiện loét dây thanh âm. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm đờm trực khuẩn Koch. 

- Nấm Aspergillus phổi: Một số trường hợp đã chữa khỏi ho lao nhưng vẫn có thể để lại các hang. Về sau, những hang này có thể bị nhiễm nấm dẫn tới ho ra máu, thậm chí là tử vong. 

- Rò thành ngực: Thường gặp ở những bệnh nhân không được điều trị sớm, không dùng đủ thuốc điều trị hoặc vi khuẩn lao kháng thuốc. 

4. Phương pháp phòng bệnh ho lao

Dưới đây là một số cách phòng bệnh ho lao: 

- Tiêm phòng vắc xin: Đây là cách đơn giản nhưng có thể mang lại hiệu quả cao. Các đối tượng nên tiêm phòng:

  • Tất cả trẻ sơ sinh, bao gồm cả trẻ đẻ non đều cần tiêm phòng vắc xin BCG,

  • Trẻ em ngoài tuổi sơ sinh đến 1 tuổi cũng cần tiêm phòng nếu chưa bị nhiễm trực khuẩn lao.

  • Tất cả trẻ em trên 1 tuổi và người lớn có nguy cơ mắc bệnh lao chẳng hạn như nhân viên y tế, người thường làm việc trong lò mổ, tiếp xúc với động vật dễ mắc bệnh lao, người làm việc trong các cơ sở cho người tị nạn

  • Khách du lịch chưa bị nhiễm lao cũng nên tiêm phòng.

- Đeo khẩu trang: Phương pháp này dễ thực hiện nhưng lại có thể phòng tránh ho lao và nhiều bệnh về đường hô hấp khác. Trong trường hợp phải tiếp xúc với người bệnh thì bạn càng cần phải đeo khẩu trang. 

Tiêm vắc xin phòng ngừa ho lao

Tiêm vắc xin phòng ngừa ho lao

- Thường xuyên rửa tay và giữ thói quen che miệng khi hắt hơi. 

- Không nên dùng chung đồ với người khác. 

- Thường xuyên vệ sinh không gian sống. 

- Thăm khám sức khỏe định kỳ. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Đường dây nóng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay2,740
  • Tháng hiện tại125,400
  • Tổng lượt truy cập961,289
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây