U phổi có chữa được không?

Thứ sáu - 17/03/2023 09:45 825 0
U phổi có thể có tính chất lành tính hoặc ác tính. Tâm lý lo sợ có thể sẽ xuất hiện ở không ít người khi được chẩn đoán có khối u ở phổi với nỗi hoang mang rằng u phổi có chữa được không. Thông tin trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm được tổng quan về khối u phổi và giải đáp cho câu hỏi trên.

1. Tổng quan về khối u phổi 

Sau đây là một số thông tin tổng quan về khối u phổi bạn nên nắm để có thể trang bị cho bản thân trước khi biết được u phổi có chữa được không.

Cụ thể, u phổi là bệnh xảy ra khi các tế bào trong mô phổi hay đường hô hấp dẫn đến cơ quan này xuất hiện tình trạng phân chia và phát triển một cách không bình thường. Nó thể là lành tính hoặc ác tính, cụ thể như sau: 

1.1. U phổi lành tính

Đây là khối u hình thành, phát triển ở phổi của người bệnh, thường tăng trưởng chậm, không xâm lấn tổ chức lân cận 

cũng như không di căn tới những cơ quan khác. Vì thế, khối u này ít gây nguy hiểm đối với sự sống của người mắc. 

U phổi lành tính ít gây nguy hiểm với sự sống còn của người mắc

U phổi lành tính ít gây nguy hiểm với sự sống còn của người mắc

Khối u phổi có tính chất lành tính thường không có các dấu hiệu rõ ràng. Thông thường, bệnh nhân phát hiện mình có khối u này một cách tình cờ khi thực hiện chụp X-quang phổi hay chụp cắt lớp vi tính.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp cụ thể, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sau: 

- Thở khó khăn, thở khò khè;

- Ho dai dẳng kéo dài, có thể bị ho ra máu; 

- Có hiện tượng khàn tiếng;

- Cân nặng bị sụt giảm; 

- Cơ thể cảm giác mệt mỏi;

- Bị sốt, đặc biệt là khi có viêm phổi kèm theo.  

1.2. U phổi ác tính

U phổi ác tính hay ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm hàng đầu. Ung thư phổi tiến triển nhanh, xâm lấn mạnh và khả năng di căn xa nhanh. 

Ở giai đoạn đầu, những triệu chứng của u phổi ác tính có thể bao gồm: 

- Có tình trạng ho kéo dài dai dẳng lâu ngày nhưng không khỏi, ho có đờm hoặc ho ra máu; 

- Hụt hơi, khàn tiếng; 

- Thở khò khè; 

- Ngực bị đau, khi thở sâu, cười hoặc ho thì cảm giác đau tăng lên;

- Sụt cân nhanh;

- Biểu hiện chán ăn, cơ thể bị suy nhược, cảm thấy mệt mỏi.

- Tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp chẳng hạn như viêm phổi hay viêm phế quản dễ bị tái phát nhiều lần.

Ho kéo dài có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh u phổi ác tính ở giai đoạn đầu

Ho kéo dài có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh u phổi ác tính ở giai đoạn đầu 

Khi tiến triển đến giai đoạn nặng, những triệu chứng của bệnh lúc này sẽ biểu hiện rõ rệt hơn dựa trên vị trí của cơ thể mà khối u di căn đến, ví dụ như: 

- Đỉnh phổi: khối u chèn vào hệ thống các dây thần kinh mặt gây ra hội chứng Horner. Dấu hiệu của hội chứng này là sụp mí mắt, hẹp đồng tử, vai đau nhức, một bên mặt không đổ mồ hôi,... 

Nếu khối u chèn lên tĩnh mạch lớn thực hiện vai trò luân chuyển máu nuôi dưỡng tim, não và cánh tay, sẽ làm xuất hiện những triệu chứng như tình trạng sưng mặt, cổ, ngực, mặt, cánh tay,...

- Não và cột sống: tình trạng mất thăng bằng xảy ra thường xuyên, hiện tượng nhức đầu, chóng mặt, chân tay tê bì. 

- Thực quản: cảm giác vướng víu ở cổ họng, biểu hiện khó khăn khi nuốt. 

Khối u phổi ác tính di căn đến cổ họng gây ra biểu hiện khó nuốt

Khối u phổi ác tính di căn đến cổ họng gây ra biểu hiện khó nuốt 

- Hạch bạch huyết: ở vùng xương đòn và vùng cổ bị nổi u. 

- Xương: thường xuyên bị đau xương, nhất là ở vùng xương sườn, hông hoặc lưng của cơ thể.

- Gan: hiện tượng vàng da, vàng mắt.

Ngoài ra, tế bào ung thư phổi đôi khi còn kích thích sản sinh một loại hormone dẫn đến hội chứng paraneoplastic với những biểu hiện gồm có tăng huyết áp, lú lẫn, yếu cơ, co giật, cơ thể bị tích nước, buồn nôn và nôn, hôn mê,...

2. U phổi có chữa được không?

Với thắc mắc u phổi có chữa được không, điều này sẽ còn tùy vào những yếu tố liên quan như tính chất của khối u; giai đoạn bệnh; người bệnh ở tuổi nào, có mắc bệnh lý nền kèm theo không; phương pháp điều trị mà người bệnh có thể đáp ứng;... 

Ở những trường hợp có sự xuất hiện của khối u có tính chất lành tính, duy trì kích thước cũ, chưa có triệu chứng hoặc biến chứng tác động tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện việc theo dõi định kỳ bằng chụp X-quang hoặc CT phổi để đảm bảo về khả năng khối u không tiến triển thành u ác tính. 

Nếu khối u này xuất hiện biến chứng chảy máu hoặc có tình trạng chèn ép phế quản lớn làm xẹp phổi, thì bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật. 

Ngược lại, với sự tiến triển âm thầm, phát triển nhanh, dễ di căn đến các cơ quan khác khi phát hiện muộn, việc điều trị cho bệnh ung thư phổi sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Và tiên lượng sống của bệnh nhân mắc ung thư phổi cũng thấp hơn so với trường hợp u phổi lành tính.

Việc điều trị u phổi ác tính gặp khó khăn hơn so với u phổi lành tính

Việc điều trị u phổi ác tính gặp khó khăn hơn so với u phổi lành tính

Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị tối ưu nhất cho từng trường hợp bệnh nhân mắc ung thư phổi cụ thể căn cứ trên tình trạng bệnh, loại ung thư,... Trong đó, những phương pháp thường được áp dụng là: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị nhắm mục tiêu, chiếu xạ sọ dự phòng. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Đường dây nóng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay4,673
  • Tháng hiện tại137,602
  • Tổng lượt truy cập827,242
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây