Hình ảnh chụp X-quang bệnh nhân áp xe phổi
Áp xe phổi là bệnh lý nhiễm trùng xảy ra ở phổi với đặc trưng là tình trạng sưng mủ và hoại tử phổi làm xuất hiện các khoang chứa mảnh vụn hoại tử.
Bệnh lý này có thể chia thành 2 loại dựa trên căn nguyên gây bệnh:
- Áp xe phổi nguyên phát: đã hình thành các ổ nung mủ ở những người chưa từng có tổn thương hay bệnh lý về phổi hay nói cách khác là bệnh xuất hiện ở những người có lá phổi khỏe mạnh bình thường. Tác nhân gây ra bệnh gồm: tụ cầu vàng, vi khuẩn phế cầu, liên cầu.
- Áp xe phổi thứ phát: xảy ra chủ yếu ở những bệnh nhân có tiền sử đối với bệnh lý về phổi. Ổ mủ thường xuất hiện ở lá phổi có tiền sử bệnh nên còn được gọi là biến chứng của một tình trạng khác như: nang phổi, giãn phế quản, thuyên tắc mạch máu,…
Do đây là bệnh lý ở phổi nên nhiều người sẽ khó tránh khỏi tâm lý lo lắng, băn khoăn áp xe phổi nguy hiểm không. Có một thực tế rất phổ biến hiện nay là rất nhiều bệnh nhân phát hiện ra mình bị áp xe phổi khi bệnh đã diễn tiến nặng, lúc này đã có nhiều biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Vì thế, chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, áp xe phổi nguy hiểm không hoàn toàn phụ thuộc vào việc bệnh có được phát hiện và điều trị từ sớm hay không. Nếu phát hiện muộn, thậm chí có những trường hợp sẽ phải đối mặt với việc đánh mất đi sự sống.
Áp xe phổi có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm khi không được điều trị sớm
Người bị áp xe phổi nếu không phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả, có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng sau:
Ho kéo dài do áp xe phổi có thể khiến cho phổi bị tổn thương nặng và các mạch máu trong cơ thể bị vỡ và kết quả chính là hiện tượng ho ra máu. Đặc biệt, nếu bị áp xe ở gần rốn phổi thì người bệnh càng dễ phải đối mặt với nguy cơ tử vong khi không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
- Tràn mủ màng phổi
Khi các vết áp xe bị vỡ chúng sẽ thông đến màng phổi và gây tràn mủ màng phổi. Đây là một bệnh lý rất nguy hiểm cho sức khỏe nếu không điều trị tích cực ngay từ sớm.
- Hoại tử phổi
Suy giảm miễn dịch do áp xe phối sẽ rất nhanh chóng chuyển biến thành hoại tử phổi. Đến mức độ này thì áp xe phổi nguy hiểm không hoàn toàn có thể khẳng định được rằng nó vô cùng nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh.
- Nhiễm trùng huyết
Nếu xảy ra tình trạng vi khuẩn tại các ổ mủ bị vỡ ra thì vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng huyết. Nếu bệnh nhân không được cấp cứu để điều trị ngay có thể dẫn đến sốc và tử vong.
Ngoài những biến chứng trên đây thì bệnh nhân áp xe phổi còn có thể bị xơ phổi, áp xe não, giãn phế quản, suy thận, suy tim,... và tử vong. Như vậy có thể thấy, áp xe phổi nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm điều trị cũng như biến chứng mà người bệnh phải đối mặt. Càng được phát hiện và chữa trị sớm thì hiệu quả trị bệnh càng cao, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng càng dễ bị loại bỏ.
Để không phải rơi vào tình thế hoang mang áp xe phổi nguy hiểm không, tốt nhất mỗi người trong chúng ta đều nên ghi nhớ triệu chứng để phát hiện sớm bệnh lý này. Tùy vào giai đoạn của bệnh, áp xe phổi thường gây nên các triệu chứng như:
Khám bác sĩ ngay khi có triệu chứng bệnh là cách tốt nhất để thoát khỏi lo lắng áp xe phổi nguy hiểm không
- Giai đoạn ổ mủ kín: ho nhiều, ho kéo dài, sốt cao có khi đến 40 độ C, khó thở, đau tức ngực.
- Giai đoạn ộc mủ: ho nhiều, ho dữ dội và dai dẳng, cơn đau vùng ngực ngày càng tăng lên, ộc ra mủ đặc quánh màu vàng, mệt lả, vã mồ hôi,...
Khi đã bước sang giai đoạn ộc mủ, nếu không được điều trị ngay, mủ có thể tràn vào đường thở gây ho ra máu và xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
Áp dụng tốt các biện pháp phòng ngừa áp xe phổi sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh cũng như các biến chứng mà bệnh có thể gây ra. Để làm được điều này, các biện pháp phòng tránh được khuyến cáo là:
- Giữ vệ sinh và thực hiện điều trị hiệu quả mọi nhiễm khuẩn đường hô hấp, răng, miệng để viêm nhiễm không có cơ hội đi từ trên xuống và hình thành áp xe phổi.
- Khi thời tiết lạnh, nhất là vào mùa đông, cần có các biện pháp để giữ ấm cho cơ thể.
- Phòng tránh để không bị dị vật rơi vào đường thở.
- Thường xuyên luyện tập thể dục, bổ sung dinh dưỡng chứa nhiều vitamin C, B để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Với sự tiến bộ nhanh chóng của y học, ngày nay, bệnh áp xe phổi đã có thể được điều trị khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng nếu như được phát hiện ngay từ sớm. Vì thế, ngay khi xuất hiện các triệu chứng cảnh báo như đã nêu ở trên, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa có đầy đủ đội ngũ bác sĩ giỏi và trang thiết bị y tế hiện đại để chẩn đoán đúng và được điều trị bệnh hiệu quả.
Ý kiến bạn đọc